Tổng quan công nghệ nhãn in Tze 0944523668
Tổng quan công nghệ nhãn in Tze 0944523668
Ngành điện, viễn thông và hạ tầng mạng có vô số sợi cáp và các thiết bị tương ứng cần được nhớ rõ ràng vị trí kết nối. Áp dụng một hệ thống nhãn định danh hiệu quả sẽ tạo nên sự khác biệt trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Ngày nay hầu hết các hoạt động chính của doanh nghiệp đều dựa vào công nghệ thông tin và đang hướng dần đến việc tất cả đều dựa trên nền tảng IP. Trong môi trường IP, hệ thống cáp sẽ đóng vai trò là mạch máu, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động được trơn tru. Một hệ thống kết nối cáp sẽ bao gồm hàng trăm, hàng nghìn sợi cáp liên kết với nhau, khi đó xác định đúng đường cáp để kiểm tra và dò tìm điểm đầu, điểm cuối hay thiết bị dọc trên đường cáp sẽ là thách thức rất lớn với nhân viên CNTT.
Tiêu chuẩn ANSI/TIA-606- B đã loại bỏ việc sử dụng nhãn được ghi tay, chỉ có thể sử dụng những nhãn đã được in ra từ máy móc. Phương pháp ghi tay rất dễ gây khó khăn cho những người sử dụng sau này, vì có thể họ sẽ không đọc được chữ viết của những người đi trước.
Rất nhiều công nghệ in ấn đã gắn liền với sự phát triển của ngành CNTT từ những ngày đầu, nhưng đến hôm nay chỉ còn ba công nghệ phổ biến nhất là: in laser, in phun và in nhiệt. Vậy công nghệ nào có thể tạo nên một hệ thống định danh cho cáp và thiết bị hiệu quả, đảm bảo nhãn in sử dụng được lâu dài, ít nhất từ 5 năm trở lên?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về đặc điểm của từng công nghệ để bạn có một đánh giá tổng quan, dựa vào đó để ứng dụng tạo nên sự khác biệt cho công việc quản trị hàng ngày của mình.
In Laser
Ngay từ ban đầu, máy in laser đã được thiết kế cho việc in ấn tài liệu và đến nay tiêu chí này vẫn không thay đổi. Nhanh chóng, chất lượng in tốt, có thể tạo ra màu sắc, được phổ biến và hỗ trợ rộng rãi là những điểm mạnh của công nghệ này. Tuy vậy, khi ứng dụng để in nhãn hệ thống kết nối cáp, máy in laser lại không phải là một sự lựa chọn phù hợp.
Vật liệu là nhược điểm chính của in laser trong vấn đề in nhãn. Nhãn tạo thành từ máy in laser thường không đủ độ bền để sử dụng lâu dài trong hạ tầng mạng viễn thông. Máy in laser chủ yếu dùng để in trên giấy, mà chúng ta cũng biết, giấy có rất nhiều nhược điểm: dễ rách và không chống thấm nước. Chỉ cần vài lần ma sát hoặc vô ý để nhãn tiếp xúc với nước, nhãn sẽ bị rách, nhòe chữ và kết quả là cần phải tạo lại nhãn khác ngay. Nếu không, qua một khoảng thời gian hoặc ở lần thao tác sau, bạn không thể nhớ nổi hướng đi cũng như điểm đầu và điểm cuối của đường cáp, khi đó bạn phải mất thời gian dò tìm lại trong các bản ghi chép.
Kế đến là sự tiện lợi. In laser được thiết kế để in toàn trang, dẫn đến việc không thuận lợi khi chỉ cần in một hay vài nhãn. Kích thước của những khổ giấy máy in laser hỗ trợ lớn hơn rất nhiều so với yêu cầu định danh các đường cáp. Để có được một nhãn định danh với máy in laser, bạn sẽ phải tinh chỉnh vị trí của nhãn trên Word hay Excel. Việc này mất rất nhiều thời gian và cũng dễ dẫn đến sai lầm vì những phần mềm này không được thiết kế chuyên biệt cho kích thước nhãn in cáp. Lỗi thường gặp là nhãn in ra sẽ bị lệch so với vị trí định trước trên phần mềm.
Khi trên nhãn có sự xuất hiện của mã vạch, thì chi phí cho một nhãn in sẽ tăng nhanh chóng. Một nhãn mã vạch có chất lượng đòi hỏi lượng mực tiêu thụ nhiều hơn 50% khi in nội dung thông thường, làm tăng thêm chi phí hoạt động. Với những lý do này, máy in laser hiện nay thường không được sử dụng để in nhãn cho hệ thống kết nối cáp.
IN PHUN
Công nghệ in phun có ưu nhược điểm gần giống với in laser nhưng chi phí đầu tư thấp hơn. Chi phí ban đầu thấp không có nghĩa là tổng chi phí sử dụng sẽ thấp, vì chi phí định kỳ để thay thế hoặc bơm lại hộp mực sẽ thay vào đó.
Quan trọng hơn, đối với hoạt động ghi nhãn, những máy in phun thông thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Khi hộp mực in phun đang ở mức thấp, hình ảnh in sẽ mờ hơn và có thể bao gồm những vệt hay đốm trắng; trường hợp mực còn mới và chất lượng thấp sẽ dễ bị nhòe. Những vấn đề về chất lượng này làm cho nhãn in không thể sử dụng được và mã vạch không thể đọc được bởi máy quét.
Máy in phun có các hạn chế về vật liệu nhãn, tương tự như in laser. Ngoài ra mực của máy in phun là dạng nước, có thể sẽ lem vào phần keo dính làm hỏng nhãn sau khi được in ra. Thêm
vào đó, mực nước sẽ bị hỏng và bay màu trong môi trường lạnh của phòng server và trung tâm dữ liệu, do nhiệt độ ở các khu vực này thường thấp hơn 25 ⁰C.
Do đó, máy in phun thích hợp trong điều kiện cần in một số lượng nhãn thấp, giá thành rẻ với chất lượng nhãn in không phải là yếu tố hàng đầu.
In nhiệt
In nhiệt là điều khiển nhiệt độ để tạo ra một hình ảnh trên nhãn. In nhiệt chia làm hai loại: in nhiệt trực tiếp (direct thermal) và in truyền nhiệt (thermal transfer).
Công nghệ in nhiệt trực tiếp được sử dụng rộng rãi nhất, những đầu kim in sẽ đốt cháy nhãn in đã được phủ một lớp vật liệu bên trên. Những vị trí đầu kim in đi qua sẽ tạo thành những nét
màu đen giống như in bằng mực. Do cơ chế hoạt động này, máy in nhiệt trực tiếp chỉ cần sử dụng đúng loại nhãn in mà không tiêu tốn mực in. Công nghệ in nhiệt trực tiếp phù hợp để in tem thư, nhãn đóng gói hàng hóa và nhiều nhu cầu ghi nhãn thông thường khác.
Ngược lại, với in truyền nhiệt, đầu kim in sẽ đốt nóng một dãi ruy băng, để chuyển “mực” vào nhãn. In truyền nhiệt thường được sử dụng để tạo ra nhãn nhận dạng và có thời gian sử dụng lâu dài. In truyền nhiệt là lựa chọn tuyệt vời trong môi trường phòng server hay trung tâm dữ liệu.
“Máy in nhiệt được ưa chuộng do chất lượng và tính nhất quán của công nghệ so với nhãn đã được thiết kế trên máy tính. Kỹ thuật in nhiệt có thể tạo ra hình ảnh rất chính xác, đó là lý do in nhiệt là công nghệ sử dụng phổ biến nhất để in mã vạch và trong môi trường phòng server hay trung tâm dữ liệu”
Cuộn nhãn là một lợi thế rất lớn của in nhiệt. Đầu tiên là việc đóng gói dạng cuộn, gồm nhiều nhãn liên tiếp nhau, thích hợp cho việc in hàng loạt, in nhãn số lượng lớn hoặc chỉ in một vài nhãn. Thứ nhì là số lượng lớn chất liệu nhãn khác nhau có thể dùng với in nhiệt, từ các loại giấy biên nhận hay địa chỉ thư, hàng hóa, đến các loại vật liệu như nhựa, kim loại, các vật liệu tổng hợp. Ngoài ra, các loại nhãn chuyên dụng trong khử trùng, bảo quản đông lạnh, phòng vô trùng và các môi trường khắc nghiệt cũng có thể áp dụng công nghệ in truyền nhiệt.
Ngành điện, viễn thông và hạ tầng mạng có vô số sợi cáp và các thiết bị tương ứng cần được nhớ rõ ràng vị trí kết nối. Áp dụng một hệ thống nhãn định danh hiệu quả sẽ tạo nên sự khác biệt trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Ngày nay hầu hết các hoạt động chính của doanh nghiệp đều dựa vào công nghệ thông tin và đang hướng dần đến việc tất cả đều dựa trên nền tảng IP. Trong môi trường IP, hệ thống cáp sẽ đóng vai trò là mạch máu, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động được trơn tru. Một hệ thống kết nối cáp sẽ bao gồm hàng trăm, hàng nghìn sợi cáp liên kết với nhau, khi đó xác định đúng đường cáp để kiểm tra và dò tìm điểm đầu, điểm cuối hay thiết bị dọc trên đường cáp sẽ là thách thức rất lớn với nhân viên CNTT.
Tiêu chuẩn ANSI/TIA-606- B đã loại bỏ việc sử dụng nhãn được ghi tay, chỉ có thể sử dụng những nhãn đã được in ra từ máy móc. Phương pháp ghi tay rất dễ gây khó khăn cho những người sử dụng sau này, vì có thể họ sẽ không đọc được chữ viết của những người đi trước.
Rất nhiều công nghệ in ấn đã gắn liền với sự phát triển của ngành CNTT từ những ngày đầu, nhưng đến hôm nay chỉ còn ba công nghệ phổ biến nhất là: in laser, in phun và in nhiệt. Vậy công nghệ nào có thể tạo nên một hệ thống định danh cho cáp và thiết bị hiệu quả, đảm bảo nhãn in sử dụng được lâu dài, ít nhất từ 5 năm trở lên?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về đặc điểm của từng công nghệ để bạn có một đánh giá tổng quan, dựa vào đó để ứng dụng tạo nên sự khác biệt cho công việc quản trị hàng ngày của mình.
In Laser
Ngay từ ban đầu, máy in laser đã được thiết kế cho việc in ấn tài liệu và đến nay tiêu chí này vẫn không thay đổi. Nhanh chóng, chất lượng in tốt, có thể tạo ra màu sắc, được phổ biến và hỗ trợ rộng rãi là những điểm mạnh của công nghệ này. Tuy vậy, khi ứng dụng để in nhãn hệ thống kết nối cáp, máy in laser lại không phải là một sự lựa chọn phù hợp.
Vật liệu là nhược điểm chính của in laser trong vấn đề in nhãn. Nhãn tạo thành từ máy in laser thường không đủ độ bền để sử dụng lâu dài trong hạ tầng mạng viễn thông. Máy in laser chủ yếu dùng để in trên giấy, mà chúng ta cũng biết, giấy có rất nhiều nhược điểm: dễ rách và không chống thấm nước. Chỉ cần vài lần ma sát hoặc vô ý để nhãn tiếp xúc với nước, nhãn sẽ bị rách, nhòe chữ và kết quả là cần phải tạo lại nhãn khác ngay. Nếu không, qua một khoảng thời gian hoặc ở lần thao tác sau, bạn không thể nhớ nổi hướng đi cũng như điểm đầu và điểm cuối của đường cáp, khi đó bạn phải mất thời gian dò tìm lại trong các bản ghi chép.
Kế đến là sự tiện lợi. In laser được thiết kế để in toàn trang, dẫn đến việc không thuận lợi khi chỉ cần in một hay vài nhãn. Kích thước của những khổ giấy máy in laser hỗ trợ lớn hơn rất nhiều so với yêu cầu định danh các đường cáp. Để có được một nhãn định danh với máy in laser, bạn sẽ phải tinh chỉnh vị trí của nhãn trên Word hay Excel. Việc này mất rất nhiều thời gian và cũng dễ dẫn đến sai lầm vì những phần mềm này không được thiết kế chuyên biệt cho kích thước nhãn in cáp. Lỗi thường gặp là nhãn in ra sẽ bị lệch so với vị trí định trước trên phần mềm.
Khi trên nhãn có sự xuất hiện của mã vạch, thì chi phí cho một nhãn in sẽ tăng nhanh chóng. Một nhãn mã vạch có chất lượng đòi hỏi lượng mực tiêu thụ nhiều hơn 50% khi in nội dung thông thường, làm tăng thêm chi phí hoạt động. Với những lý do này, máy in laser hiện nay thường không được sử dụng để in nhãn cho hệ thống kết nối cáp.
IN PHUN
Công nghệ in phun có ưu nhược điểm gần giống với in laser nhưng chi phí đầu tư thấp hơn. Chi phí ban đầu thấp không có nghĩa là tổng chi phí sử dụng sẽ thấp, vì chi phí định kỳ để thay thế hoặc bơm lại hộp mực sẽ thay vào đó.
Quan trọng hơn, đối với hoạt động ghi nhãn, những máy in phun thông thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Khi hộp mực in phun đang ở mức thấp, hình ảnh in sẽ mờ hơn và có thể bao gồm những vệt hay đốm trắng; trường hợp mực còn mới và chất lượng thấp sẽ dễ bị nhòe. Những vấn đề về chất lượng này làm cho nhãn in không thể sử dụng được và mã vạch không thể đọc được bởi máy quét.
Máy in phun có các hạn chế về vật liệu nhãn, tương tự như in laser. Ngoài ra mực của máy in phun là dạng nước, có thể sẽ lem vào phần keo dính làm hỏng nhãn sau khi được in ra. Thêm
vào đó, mực nước sẽ bị hỏng và bay màu trong môi trường lạnh của phòng server và trung tâm dữ liệu, do nhiệt độ ở các khu vực này thường thấp hơn 25 ⁰C.
Do đó, máy in phun thích hợp trong điều kiện cần in một số lượng nhãn thấp, giá thành rẻ với chất lượng nhãn in không phải là yếu tố hàng đầu.
In nhiệt
In nhiệt là điều khiển nhiệt độ để tạo ra một hình ảnh trên nhãn. In nhiệt chia làm hai loại: in nhiệt trực tiếp (direct thermal) và in truyền nhiệt (thermal transfer).
Công nghệ in nhiệt trực tiếp được sử dụng rộng rãi nhất, những đầu kim in sẽ đốt cháy nhãn in đã được phủ một lớp vật liệu bên trên. Những vị trí đầu kim in đi qua sẽ tạo thành những nét
màu đen giống như in bằng mực. Do cơ chế hoạt động này, máy in nhiệt trực tiếp chỉ cần sử dụng đúng loại nhãn in mà không tiêu tốn mực in. Công nghệ in nhiệt trực tiếp phù hợp để in tem thư, nhãn đóng gói hàng hóa và nhiều nhu cầu ghi nhãn thông thường khác.
Ngược lại, với in truyền nhiệt, đầu kim in sẽ đốt nóng một dãi ruy băng, để chuyển “mực” vào nhãn. In truyền nhiệt thường được sử dụng để tạo ra nhãn nhận dạng và có thời gian sử dụng lâu dài. In truyền nhiệt là lựa chọn tuyệt vời trong môi trường phòng server hay trung tâm dữ liệu.
“Máy in nhiệt được ưa chuộng do chất lượng và tính nhất quán của công nghệ so với nhãn đã được thiết kế trên máy tính. Kỹ thuật in nhiệt có thể tạo ra hình ảnh rất chính xác, đó là lý do in nhiệt là công nghệ sử dụng phổ biến nhất để in mã vạch và trong môi trường phòng server hay trung tâm dữ liệu”
Cuộn nhãn là một lợi thế rất lớn của in nhiệt. Đầu tiên là việc đóng gói dạng cuộn, gồm nhiều nhãn liên tiếp nhau, thích hợp cho việc in hàng loạt, in nhãn số lượng lớn hoặc chỉ in một vài nhãn. Thứ nhì là số lượng lớn chất liệu nhãn khác nhau có thể dùng với in nhiệt, từ các loại giấy biên nhận hay địa chỉ thư, hàng hóa, đến các loại vật liệu như nhựa, kim loại, các vật liệu tổng hợp. Ngoài ra, các loại nhãn chuyên dụng trong khử trùng, bảo quản đông lạnh, phòng vô trùng và các môi trường khắc nghiệt cũng có thể áp dụng công nghệ in truyền nhiệt.
Bài viết cùng chuyên mục
- Công nghệ nhãn in đẳng cấp quốc tế của Brother 0944523668
- Hướng dẫn sử dụng máy in nhãn TD-2020 / TD-2130N 0944523668
- Brother QL-1100 Series: Giải pháp in nhãn vận chuyển, in mã vạch khổ lớn của Brother 0944523668
- Máy in nhãn và Những ứng dụng trong môi trường làm việc 0944523668
- slogan hay slogan chất nhất cho bạn tham khảo khi in nhãn từ máy in nhãn Brother
- Hướng dẫn cách quét mã định danh QR Code trên căn cước công dân gắn chip
- Đánh giá Máy in đa chức năng Brother MFC-L5900DW 0944523668
- Top 5 máy in tem giá rẻ, chất lượng, uy tín nhất hiện nay 0944523668
- Ưu điểm, ứng dụng của máy in nhãn Brother 0944523668
- Review máy in nhãn Brother PT – P900W – Dòng máy để bàn tốt nhất hiện nay 0944523668