Những ứng dụng của vòng đeo tay tại bệnh viện 0944523668

Hiện nay, các bệnh viện lớn ở trong nước cũng như trên thế giới đều có những phương pháp quản lý bệnh nhân khác nhau như sử dụng các phần mềm quản lý, sử dụng con người nhưng vẫn không tránh khỏi nhiều nhầm lẫn, nhận dạng sai người bệnh trong các cơ sở y tế không phải là hiếm gặp, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều sai sót, rủi ro trong y khoa, hậu quả có thể từ nhẹ đến nặng. Nhẹ như tính tiền sai, phát nhầm đồ ăn nhưng cũng có thể rất nặng nề như chích nhầm thuốc, mẫu xét nghiệm nước tiểu của người này lại để trong lọ người khác, truyền nhầm nhóm máu, phẫu thuật sai, trả nhầm em bé cho gia đình.... Theo thống kê tại Anh - quốc gia hàng đầu thế giới về khả năng quản lý chất lượng cho cơ sở y tế cho thấy chỉ trong 2 năm 2006-2007 đã nhận được 24.382 báo cáo của các cơ sở y tế về việc chăm sóc nhầm người bệnh. 

Tại Việt Nam, vấn đề nhận diện sai người bệnh dẫn đến những sai sót là rất thường gặp, nhất là với tình hình người bệnh trùng tên, trùng ngày tháng năm sinh, quê quán... Dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng gần như cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nào cũng phải đối diện với nguy cơ nhầm lẫn người bệnh mỗi ngày. Hiện tại vấn đề nhận dạng đúng người bệnh đang được cả thế giới quan tâm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức về an toàn người bệnh đưa mục tiêu nhận dạng đúng người bệnh lên hàng đầu.

Tuy nhiên kể từ khi các bệnh viện ứng dụng vòng đeo cổ tay cho bệnh nhân, sự nhầm lẫn này đã được giảm đáng kể. Ngay từ phòng tiếp nhận bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được "nhận diện" bằng cách đeo vòng tay.
Vòng đeo tay cho bệnh nhân có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: bằng nhựa, bằng cao su, bằng vải, giấy, nhưng chất liệu nào đảm báo được các tiêu chí như: phải dai, không thấm nước, giá rẻ, dễ làm, dễ triển khai, không gây ảnh hướng tới sức khỏe cho bệnh nhân. Với chất liệu giấy dai tổng hợp có thể đám ứng được tất cả các chiêu chí trên, vòng đeo tay được làm bằng giấy tổng hợp hay còn gọi là giấy Tyvek là một loại giấy rất dai, không thấm nước, xé khó rách có độ bền cao và rất nhẹ, không gây dị ứng cho da, kháng khuẩn được ứng dụng rộng rãi làm đồ đựng dụng cụ y khoa, túi hút ẩm, áo quần, mũ báo hộ chống các chất phóng xạ trong các phòng thí nghiệm và các ứng dụng khác trong đó có vòng đeo tay nhận diện bệnh nhân.

Đây là phương pháp nhận diện bệnh nhân dựa vào màu sắc trên mỗi chiếc vòng tay bằng giấy (Tùy theo sự quy ước của từng bệnh viện) trên mỗi chiệc vòng đeo tay cho bệnh nhân được ghi các thông tin của bệnh nhân như: Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ, Ngày tháng nhập viện, Mã số bệnh nhân, Khoa, Số giường..v.v..v..!

 + Màu Đỏ: Bệnh nhân bị chấn thương phần cứng.
 + Màu Vàng: Các bệnh nhân có vấn đề đặc biệt như nguy cơ dị ứng thuốc.
 + Màu Xanh đậm: Bệnh nhân có các bệnh lý cần theo dõi sát.
 + Màu Xanh lá: Đối với những trường hợp chuẩn bị sinh hay mổ lấy thai, trước khi vào sinh hay mổ, người mẹ sẽ được yêu cầu kiểm tra các thông tin trên lắc tay của bé (họ tên, năm sinh của mẹ) và ký tên xác nhận. Ngay sau khi bác sĩ vừa lấy em bé ra khỏi cơ thể người mẹ, bé sẽ được đeo vòng đeo tay này.

Một trong những lo lắng lớn nhất và được người dân quan tâm nhất đó chính là các ông bố bà mẹ khi  đưa người nhà đi sinh, không biết con cháu mình có bị giao nhầm hay không. Giờ đây Bệnh viện đã xây dựng một quy trình nhận diện cho bé ngay từ khi vừa sinh ra khỏi bụng mẹ cho đến khi bé được xuất viện cùng mẹ, thông qua chiếc vòng đeo tay (có chữ ký xác nhận của mẹ) và kết hợp mực vẽ tên trên đùi của bé.

Vì vậy vòng đeo tay nhận diện bệnh nhân  là sự sáng tạo, sự ứng dụng rất thiết thực vì có độ chính xác tương đối cao, tránh được những rủi ro không đáng có sẩy ra...cần được nhân rộng mô hình này tới các cơ sở y tế trên cả nước và sự thiết thực nhất lúc này là tại các khoa sản tại các bệnh viện....